Xin chào luật sư. Cho tôi xin hỏi: Tôi có mua một mảnh đất diện tích 81 mét vuông (6 x 13,5) Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ghi rõ mục đích sử dụng là “đất ở lâu dài” , nhưng có phần ghi chú “trong đó có 18 mét vuông thuộc hành lang an toàn đê”
vậy xin cho tôi được hỏi tôi có được xây nhà kiên cố trên toàn mảnh đất ko hoặc nếu vi phạm vào một phần trong 18m vuông trên thì bị xử lý như thế nào. Xin cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật . Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Đê điều 2006;
– Nghị định 104/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017.
2. Luật sư trả lời:
Thứ nhất, Việc xây dựng nhà ở trên hành lang bảo vệ đê điều:
Theo quy định tại khoản 5, Điều 7 quy định không cho phép xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.
“Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phá hoại đê điều.
2. Nổ, phá gây nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Luật này quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.
3. Vận hành trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều.
4. Vận hành hồ chứa nước thượng lưu trái quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đê điều.
5. Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.
6. Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa.
7. Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trên đê, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.
8. Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.
9. Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê, trừ trường hợp khai thác cây chắn sóng quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.
10. Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác; đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều và các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ.
11. Sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều.”
– Luật Đê Điều 2006.
Thứ hai, Mức xử phạt vi phạm:
* Phạt tiền:
Đối với hành vi xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống, lũ, lụt, bão công trình phụ trợ và công trình đặc biệt sẽ bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
“Điều 20. Vi phạm các quy định tại Điều 7 của Luật đê điều:
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Để vật liệu ở lòng sông, bãi sông gây cản trở dòng chảy, thoát lũ và trong hành lang bảo vệ đê điều với khối lượng từ 200 m3 trở lên;
b) Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt;”
– Nghị định 104/2007/NĐ-CP
* Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng đối với hành vi vi phạm.
” Điều 20. Vi phạm các quy định tại Điều 7 của Luật đê điều
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.
– Nghị định 104/2007/NĐ-CP
Như vậy: Đối với trường hợp của bạn sẽ không được phép xây dựng nhà ở trên phần đất thuộc hành lang bảo vệ Đê điều, với hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng, đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.