Thủ tục xin phép sửa chữa, cải tạo nhà ở

Theo quy định của Luật Xây dựng thì không phải công trình nhà ở nào cũng cần phải xin giấy phép sửa chữa mới được tiến hành sửa chữa, tu bổ.

Những công trình chỉ sửa chữa cấu trúc bên trong mà không làm thay đổi kiến trúc toàn bộ ngôi nhà, không làm ảnh hưởng tới kết cấu chịu lực, tới sự hấp thụ năng lượng, tới địa chất, môi trường và các công trình lân cận thì được miễn giấy phép.

Ngược lại những công trình sửa chữa có liên quan tới kiến trúc ngôi nhà, làm ảnh hưởng tới quản lý kiến trúc đô thị thì cần xin giấy phép. Chỉ khi được cơ quan chức năng thẩm tra, xem xét cấp giấy phép thì mới được sửa chữa, trùng tu.

Khi tiến hành sửa chữa nhà, nếu công trình thay đổi kiến trúc các mặt ngoài, công năng sử dụng và an toàn công trình thì bạn cần phải làm thủ tục xin Giấy phép sửa chữa nhà.

Điều kiện yêu cầu công trình nhà ở cần sửa chữa

1. Phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và công bố;

2. Bảo đảm quy định về độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý theo quy định tại Nghị định số 20/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ;

3. Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; độ cao tĩnh không; thiết kế đô thị (tại những khu vực đã có thiết kế đô thị); yêu cầu về phạm vi an toàn đối với công trình xung quanh; hành lang bảo vệ các công trình giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật; hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật;

4. Các công trình xây dựng trong khu bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa phải bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường;

5. Công trình sửa chữa, cải tạo không làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình xung quanh, cấp nước, thoát nước, thông thoáng, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ;

6. Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hóa chất độc hại, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trình liền kề xung quanh;

7. Khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống tuy nen ngầm để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; cốt xây dựng mặt đường phải tuân thủ theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị;

8. Đối với công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp I phải có thiết kế tầng hầm, trừ các trường hợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầng hầm.

9. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình (không sử dụng vốn ngân sách nhà nước), việc lấy ý kiến về thiết kế cơ sở do người quyết định đầu tư quyết định khi thấy cần thiết.

Quy trình xin phép xây dựng sửa chữa nhà ở

Bước 1 – Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2 – Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa tiếp nhận Xin phép xây dựng và Quản lý đô thi

Khi nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, Đơn vị hành chính kiểm tra đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định:

• Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì viết biên nhận, ghi rõ ngày hẹn trả kết quả cho người nộp.

• Trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3 – Thụ lý, giải quyết hồ sơ, cấp giấy phép xây dựng (thời hạn giải quyết tối đa 20 ngày làm việc). Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng theo quy định thì phải có văn bản hướng dẫn đầy đủ, một lần cho chủ đầu tư biết để thực hiện.

Bước 4 – Trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận

Thành phần và số lượng hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng sửa chữa cải tạo:

1.  Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở, theo mẫu tại Phụ lục số 16;

2.  Giấy tờ về quyền sử dụng đất (theo khoản b – mục 1 – phần II –tài liệu này);

3.  Các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo có tỷ lệ tư­ơng ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10×15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo; Trường hợp có ảnh hưởng đến kết cấu công trình thì phải có báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng kết cấu cũ liên quan đến các hạng mục cải tạo và các biện pháp gia cố xác định đủ điều kiện để sửa chữa, cải tạo

4.  Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp.

5.  Các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng: (Theo khoản d – mục 1 – phần II tài liệu này).

Các giấy tờ khác:

6. Hồ sơ kiểm định móng và kết cấu cũ, đảm bảo khả năng chịu lực của kết cấu do tổ chức tư vấn có đủ năng lực thực hiện

7. Bản vẽ hiện trạng và cải tạo kiến trúc, kết cấu của công trình (02 bộ)

8. Bản cam kết (an toàn thi công và tự chịu trách nhiệm khi xảy ra sựu cố và xử lý sự cố)

9. Sổ hộ khẩu (bản sao)

10. Chứng minh thư (bản sao)

11. Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời gian theo quy định là 21 ngày từ ngày nộp hồ sơ.

Chi phí nộp ngân sách nhà nước theo quy định VỀ VIỆC THU LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN từng thành phố.

Hồ sơ cụ thể đối với một số trường hợp xây dựng sửa chữa nhà ở

1) Trường hợp xây dựng, sửa chữa, nhà kiên cố cấp 2, nhà cấp 3 cấu trúc móng, cột bê tông cốt thép (xây cơi tầng trên sàn bê tông cốt thép hiện hữu) thì hồ sơ gồm:
– Ðơn xin phép xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND phường nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính).
– Giấy chủ quyền nhà đã qua trước bạ hoặc Hợp đồng Mua bán nhà đã qua phòng Công chứng, trước bạ, đăng bộ, kèm giấy tờ chủ quyền của chủ cũ (2 bản sao có chứng thực sao y).
– Bản vẽ hiện trạng nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
– Bản đồ hiện trạng, vũ trí đất do cơ quan có tư cách pháp nhân thiết lập (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
– Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhân thiết lập (2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
– Ảnh chụp khổ 9 x 12cm mặt chính công trình có không gian liên kế trước khi sửa chữa nhà (1 kiểu rửa 2 ảnh).
* Trường hợp xây cơi tầng trên sàn bê tông cốt thép hiện hữu không cần có hồ sơ khảo sát móng.
2) Trường hợp sửa chữa nhà cấp 3 với cấu trúc móng, cột gạch.
– Ðơn xin phép sửa chữa theo mẫu có xác nhận của UBND phường nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính).
– Giấy chủ quyền nhà đã qua trước bạ (2 bản sao có chứng thực sao y); hoặc Hợp đồng Mua bán nhà đã qua Công chứng, trước bạ, đăng bộ, kèm giấy tờ chủ quyền của chủ cũ (2 bản sao có chứng thực sao y).
– Bản vẽ hiện trạng nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
– Bản vẽ thiết kế sửa chữa nhà do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhân thiết lập trường hợp nhà có làm thêm gác gỗ (2 bản chính).

Đối với mỗi trường hợp, hồ sơ và thủ tục xin Giấy phép sửa chữa nhà lại khác nhau. Nhưng hãy yên tâm, chúng tôi sẽ giúp đỡ bạn.

Hiểu rõ các quy định về thiết kế kiến trúc đô thị, chúng tôi sẽ đem đến cho bạn Giấy phép sửa chữa nhà phù hợp với Quy hoạch Kiến trúc của từng Quận, Huyện và tận dụng tối đa diện tích, số tầng xây dựng.

[acf field="thong_tin"]